Chiến tranh thế giới thứ hai Đế_quốc_Nhật_Bản

Đế quốc Nhật Bản liên minh quân sự với Đức quốc xãphát xít Ý vì có chung mục đích là chia sẻ vùng ảnh hưởng của mình; phát xít Đức và Ý bành trướng ở châu Âu và đế quốc Nhật bành trướng ở châu Á. Liên minh quân sự này được hình thành để tăng cường sức mạnh quân sự của họ và sự hợp tác trong quan hệ với các quốc gia khác, được biết với tên gọi là phe Trục.

Sau khi các hiệp ước bất bình đẳng bị hủy bỏ khi đế quốc Nhật đã hùng mạnh về quân sự và bắt đầu tranh chấp các lãnh thổ của các quốc gia khác (như Trung Quốc, Nga), các nước phe Đồng Minh, đặc biệt là Hoa Kỳ và Anh, liền hạn chế giao thương với Nhật. Liên minh phe Trục được Đức quốc xã đem ra để gây áp lực với Anh và Hoa Kỳ và như lời cảnh cáo với Hoa Kỳ là hãy đứng ngoài cuộc trong Chiến tranh thế giới thứ hai còn nếu như không sẽ bị lôi kéo vào cuộc chiến từ hai mặt trận - phía đông và phía tây.

Hirohito, vị Thiên hoàng thứ ba và cuối cùng của Đế quốc Nhật Bản

Vào ngày 4 tháng 9 năm 1941, nội các Nhật Bản họp để xem xét về kế hoạch chiến tranh và ra quyết định:

Đế quốc của chúng ta vì mục đích tự vệ và tự bảo tồn sẽ hoàn tất sự chuẩn bị chiến tranh… [và] … giải quyết bằng chiến tranh với Hoa Kỳ, Anh và Hà Lan nếu thấy cần thiết. Đế quốc của chúng ta sẽ cố gắng tìm mọi hình thức ngoại giao có thể có, mặt đối mặt với Hoa Kỳ và Anh Quốc để đạt được mục tiêu của mình … Trong trường hợp những đòi hỏi của chúng ta không có triển vọng được đáp ứng trong 10 ngày đầu tháng 10 qua thương lượng ngoại giao được nói ở trên, chúng ta sẽ phải quyết định đối đầu với Hoa Kỳ, Anh và Hà Lan.

Thành viên của khối Trục

Các cường quốc phe Trục ký kết với sự hiện diện của Saburo Kurusu, Galeazzo CianoAdolf Hitler năm 1940

Ngày 27 tháng 9 năm 1940, Nhật, Đức, Ý ký hiệp định Đồng Minh, lập Trục phát xít Âu-Á. Hitler có dự lễ ký ở Berlin, Mussolini không đánh giá cao việc này. Nhật Bản đã tham dự cùng Đức quốc xã dưới thời Adolf Hitler và phát xít Ý dưới thời Benito Mussolini trong một liên minh quân sự gọi là phe Trục để "thiết lập và gìn giữ trật tự mới" và bảo vệ lẫn nhau trong trường hợp một trong 3 nước bị tấn công, đây là kết quả của hiệp định 3 bên và một liên minh.

Điều 1 Hiệp định viết: Nhật thừa nhận "sự lãnh đạo của Đức và Ý trong việc lập lại trật tự mới tại châu Âu".

Điều 2, Đức và Ý thừa nhận vai trò tương ứng của Nhật tại châu Á. 3 nước thoả thuận sẽ giúp nhau nếu một trong 3 nước bị Mỹ tấn công.

Hiệp định có thời hạn 10 năm.

Ngày 31 tháng 12 năm 1940, Matsuoka Yosuke đã phát biểu với một nhóm các nhà kinh doanh Do Thái rằng ông ta là người "chịu trách nhiệm cho liên minh với Hitler nhưng trong đó tôi đã không hứa hẹn rằng tôi sẽ thi hành các chính sách bài Do Thái ở Nhật. Đây không đơn giản là ý kiến cá nhân của tôi, đây là ý kiến của Nhật Bản, và tôi không hối hận khi thông báo điều này ra toàn thế giới."

Xâm lăng và các trận chiến

Trung Quốc

Quân đội Nhật tiến vào Thẩm Dương trong vụ biến động Mukden

Nhật Bản hiện diện tại Trung Quốc, Triều Tiên và các quốc gia khác tại Đông Nam Á là vì thiếu các nguồn tài nguyên một cách trầm trọng. Nhật cần các nguồn tài nguyên này để tiếp tục phát triển và đẩy mạnh công nghiệp hóa nhanh chóng. Sau khi chiếm các vùng lãnh thổ của các nước này, Nhật bắt đầu tranh chấp lãnh thổ viễn đông của Nga và khởi sự xâm chiếm phía đông Mông Cổ.

Nhật chuyển sang thể thức chính quyền tương tự như chính quyền phát xít vì kết quả của thời kỳ Đại khủng hoảng. Mặc dù kiểu chính quyền dị biệt này giống như kiểu phát xít nhưng có nhiều điểm khác nhau với chính quyền phát xít nên được đặt tên là chủ nghĩa quốc gia Nhật Bản.

Không giống chế độ của Adolf Hitler và Benito Mussolini, Nhật Bản có hai mục tiêu kinh tế trong phát triển đế quốc. Trước tiên, ngành công nghiệp quân sự nội địa được kiểm soát chặt chẽ được dùng để khởi động kinh tế quốc gia trong suốt thời kỳ Đại khủng hoảng. Nhật buộc phải nhập cảng các nguyên liệu như sắt, dầu hoảthan đá vì thiếu các tài nguyên thiên nhiên ở trong nước để duy trì tăng trưởng mạnh trong ngành công nghiệp. Đa số các nguyên liệu đến từ Hoa Kỳ. Kết quả là vì kế hoạch phát triển công nghiệp quân sự này và vì sự tăng trưởng công nghiệp của Nhật, các lý thuyết về trọng thương thắng thế. Người Nhật cảm thấy rằng các thuộc địa giàu tài nguyên cần bị giành lại từ tay các cường quốc châu Âu. Trước đây Triều Tiên (1910) và Đài Loan (1895) đã bị sáp nhập chính yếu như các thuộc địa nông nghiệp. Ngoài Triều Tiên và Đài Loan, Nhật đặt mục tiêu chính vào các mỏ sắt và than của Mãn Châu, cao su của Đông Dương và nguồn tài nguyên nông nghiệp của Trung Hoa.

Nhật Bản xâm lược Trung Quốc vào năm 1937. Đảng Cộng sản của Mao Trạch Đông đã đề nghị Quốc dân đảng của Tưởng Giới Thạch ngừng nội chiến,[7] và thành lập Quốc - Cộng hợp tác chống Nhật. Trong năm đó, thủ đô Quốc dân đảng là Nam Kinh rơi vào tay quân Nhật. Biến cố được biết đến với cái tên là thảm sát Nam Kinh xảy ra trong mùa đông năm 1937 và ước lượng có đến gần 300.000 người, đa số là dân thường bị giết chết.

Mãn Châu

Trước sự kháng cự yếu ớt, Nhật xâm lược và thôn tính được Mãn Châu năm 1931. Nhật tuyên bố cuộc xâm lăng đó là sự giải phóng Mãn Châu khỏi người Trung Quốc cũng như họ từng tuyên bố sự sáp nhập Triều Tiên là hành động bảo hộ. Nhật liền khi đó dựng lên một chính quyền bù nhìn gọi là Mãn Châu quốc và đưa cựu hoàng đế Trung Quốc là Phổ Nghi làm quốc trưởng. Nhiệt Hà, lãnh thổ giáp ranh Mãn Châu quốc cũng bị chiếm vào năm 1933.

Malaysia

Bài chi tiết: Trận Malaya

Trận chiến Malaya (hiện thời là Malaysia) là cuộc xung đột giữa quân đội Khối Liên hiệp Anh bao gồm Anh, Ấn Độ, ÚcMalaya từ lực lượng liên bang Malayaquân đội Thiên hoàng bắt đầu từ ngày 8 tháng 12 năm 1941 cho đến ngày 31 tháng 1 năm 1942 trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Kết quả là Nhật giành thắng lợi và bắt đầu chiếm đóng Malaya.

Thái Lan

Tháng 6 năm 1940, Nhật ký hiệp ước hữu hảo với Thái Lan, kích động Thái Lan mâu thuẫn với Pháp và tạo nên nguy cơ chiến tranh Xiêm-Pháp (năm 1940).

Việt Nam

Lợi dụng tình hình chiến tranh đang nổ ra ở châu Âu, đế quốc Anh, Pháp đang phải tập trung lực lượng ở mẫu quốc nên những lãnh thổ thuộc địa ở Đông Nam Á là miếng mồi ngon cho Nhật để gạt tầm ảnh hưởng.

Ngày 14 tháng 4, Nhật gửi thông điệp cho Pháp đòi chiếm 8 sân bay ở Đông Dương.

Ngày 14 tháng 7, Nhật đòi Pháp để Nhật dùng 8 sân bay ở Nam Việt Nam và sử dụng cảng Sài GònCam Ranh.

Nhật mở cuộc tấn công Đông Dương ngày 22 tháng 9 quân Nhật tràn qua biên giới từ Long Châu vào Việt Nam và giao tranh quyết liệt với quân Pháp qua ngả Đồng Đăng. Giao tranh lan ra các đồn binh Pháp dọc biên giới. Quân Pháp bỏ chạy về Hà Nội. Nhật dần chiếm các vị trí trọng yếu như sân bay, trạm xe lửa, Hải PhòngHà Nội.

Ngày 23 tháng 7, Nhật ký với chính quyền Pháp tại Đông Dương hiệp định cho Nhật chiếm Việt Nam.

Mỹ phản ứng bằng cách ngừng đàm phán bí mật với Nhật và đóng băng tài sản Nhật.

Về sau, máy bay Nhật cất cánh từ Sài Gòn đã tiêu diệt hạm đội Anh tại Singapore; từ sân bay Gia Lâm máy bay Nhật thường xuyên sang ném bom Côn Minh cắt đường tiếp tế của Mỹ sang Trung Quốc qua Miến Điện.

Singapore

Bài chi tiết: Trận Singapore
Quân chiến thắng tiến qua trung tâm thành phố (Hình của bảo tàng đế quốc về chiến tranh)

Trận chiến Singapore (Tân Gia Ba) là trận chiến xảy ra tại chiến trường Đông nam Á trong Chiến tranh thế giới thứ hai khi Đế quốc Nhật xâm lược thành trì phe Đồng MinhSingapore. Chiến sự kéo dài từ 7 tháng 2 đến 15 tháng 2 năm 1942 và kết quả là Singapore rơi vào tay quân Nhật sau khi tướng Anh là Arthur Percival đầu hàng. Đây là cuộc đầu hàng lớn nhất trong lịch sử của lực lượng quân sự chỉ huy bởi Anh, khoảng 80.000 quân Ấn Độ, Úc và Anh trở thành tù binh chiến tranh cùng với 50.000 bị bắt trong cuộc xâm chiếm Malaysia của Nhật.

Miến Điện

Đông Ấn (Nam Dương thuộc Hà Lan)

Liên Xô

Ngày 13 tháng 4 năm 1941, Nhật và Liên Xô ký Hiệp ước Trung lập không xâm phạm lẫn nhau, nhờ đó Nhật rảnh tay đối phó với Mỹ, Anh.

Mông Cổ

Biến cố bắt đầu vào ngày 11 tháng 5 năm 1939 khi một đơn vị kị binh Mông Cổ khoảng 70-90 người tiến vào vùng tranh chấp để tìm cỏ cho ngựa ăn thì gặp kị binh Mãn Châu quốc tìm cách đuổi họ ra khỏi vùng tranh chấp. Hai ngày sau lực lượng này của Mông Cổ trở lại và người Mãn Châu bất lực không thể đuổi họ ra khỏi vùng này.

Ngay thời điểm này quân đội Quan Đông Nhật bắt đầu nhập cuộc - một đơn vị trinh sát dưới quyền chỉ huy của Trung tá Yaozo Azuma - được phái đến để giao chiến với người Mông Cổ ngày 14 tháng 5, nhưng quân Mông Cổ rút lui về hướng tây sau một ít mất mát. Iosif Stalin ra lệnh cho Bộ Tổng tham mưu Hồng quân Liên Xô vạch ra một kế hoạch phản công chống lại quân Nhật. Georgi Konstantinovich Zhukov, một sĩ quan đầy hứa hẹn, được chọn để chỉ huy cuộc phản công.

Philippines

Đơn vị thiết giáp Nhật tại Bataan

Nhật tiến hành các vụ oanh kích vào các vị trí quân sự Mỹ trên đất Philippines tiếp sau vụ oanh tạc Trân Châu Cảng ngày 7 tháng 12 năm 1941. Ngày 10 tháng 12 Nhật đổ bộ vào bờ biển Philippines mở màn trận chiến Philippines. Đến lượt trận chiến này gây ra thêm hai trận chiến khác là trận Bataantrận Corregidor. Khoảng tháng 1 năm 1942 tướng Douglas MacArthur và tổng thống Manuel Quezon bị buộc phải tháo chạy trước mũi tiến công của Nhật. Sự kiện này đã đánh dấu một trong những cuộc bại trận tệ hại nhất trong quân sử Hoa Kỳ và bỏ lại trên 70.000 tù nhân chiến tranh Mỹ và Philippines trong tay Nhật. Hàng chục ngàn tù binh chết sau đó trên đường áp giải được biết sau này với cái tên Cuộc hành quân chết chóc Bataan.

Quân luật Đế quốc Nhật tồn tại trên hai năm. Nó được đánh dấu với cuộc kháng chiến của một số quân nổi dậy và sự thống khổ to lớn của nhân dân Philippines. Các lực lượng nổi dậy nhập cuộc với quân đội của tướng MacArthur ngày 19 tháng 10 năm 1944, và chiến dịch Philippines 1944-45 thành công tốt đẹp. Chiến sự kết thúc với sự ký kết đầu hàng của Nhật ngày 2 tháng 9 năm 1945.

Úc

Phó đô đốc Chuichi Nagumo, chỉ huy trưởng cuộc oanh kích Darwin và tấn công Trân Châu cảng

Không quân Nhật Bản oanh tạc thành phố Darwin ngày 19 tháng 2 năm 1942. Đây là lần đầu tiên nước Úc bị một quốc gia khác tấn công và là một sự kiện quan trọng trên chiến trường Thái Bình Dương trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

Biến cố này thường được gọi là "Trân Châu Cảng của Úc". Mặc dù nó chỉ là mục tiêu không mấy đáng kể nhưng số bom được thả xuống Darwin nhiều hơn số bom được sử dụng trong cuộc tấn công Trân Châu Cảng. Tương tự như Trân Châu Cảng, thành phố Úc nầy cũng chưa sẵn sàng và bị tấn công bất ngờ. Mặc dù thành phố này bị Nhật Bản không kích thêm 63 lần nữa trong năm 1942 và 1943, cuộc không kích vào ngày 19 tháng 2 gây nhiều thiệt hại nhất.

Hoa Kỳ và trận Trân Châu Cảng

Bài chi tiết: Trận Trân Châu cảng
Tàu USS Arizona chìm

Sự kiện Đức gây chiến ở châu Âu thúc đẩy Nhật nam tiến. Mỹ là cản trở chính đối với Nhật tại mặt trận Thái Bình Dương. Mỹ luôn gây sức ép để cản trở Nhật vươn tầm ảnh hưởng. Mỹ viện trợ cho Trung Quốc qua đường Đông DươngMiến Điện để Nhật càng sa lầy tại Trung Quốc.

Tính đến tháng 11 năm 1939, Mỹ đã gửi 382 công hàm kháng nghị Nhật. Mỹ tăng viện trợ cho Chính phủ Tưởng Giới Thạch chống Nhật và không thừa nhận Chính phủ Uông Tinh Vệ thân Nhật. Đồng thời Mỹ chiếm Philippines làm thuộc địa và quan tâm đến tài nguyên vùng Đông Nam Á, và việc Nhật tiến hành nam tiến sẽ đe doạ lợi ích của Mỹ.

Ngoài ra, Mỹ còn tăng gấp đôi lực lượng hải quân ở vùng này và tuyên bố Mỹ sẽ không để yên cho Nhật nam tiến. Để đối phó với chính sách xâm lược của Nhật, Mỹ ngày càng hạn chế xuất khẩu sang Nhật, gây khó khăn lớn cho chính sách nam tiến với hướng chính là Đông DươngIndonesia. Phản ứng lại Nhật lập quan hệ đồng minh với Đức, Ý để nhằm vào Mỹ, đồng thời Nhật chuẩn bị phối hợp với Đức chiếm Singapore, thuộc địa của Anh, đồng minh thân cận của Mỹ.

Tháng 11 năm 1940, Tư lệnh Hạm đội Liên hợp, đại tướng hải quân đô đốc Isoroku Yamamoto, nhân vật số ba ở Nhật (sau Thiên Hoàng và Thủ tướng), cùng Bộ trưởng Hải quân bàn kế hoạch đánh úp Trân Châu Cảng, một dự định tuyệt mật chỉ hai người này biết.

Ngày 13 tháng 4 năm 1941, Nhật và Liên Xô ký Hiệp ước trung lập không xâm phạm lẫn nhau, nhờ đó Nhật rảnh tay đối phó với Mỹ, Anh trong việc Nam tiến. 10 ngày sau khi Đức tấn công Liên Xô, Chính phủ Nhật thông qua quyết định chiếm Đông Nam Á dù phải đánh nhau với Mỹ. Nhưng để che mắt Mỹ, Nhật bày trò đàm phán bí mật với Mỹ.

Sự kiện Nhật ép Pháp nhượng Đông Dương khiến Mỹ phản ứng bằng cách ngừng đàm phán bí mật với Nhật và đóng băng tài sản Nhật, ngừng bán dầu cho Nhật. Anh và Hà Lan cũng làm theo. Việc Mỹ cấm vận tuy không lập tức gây khó khăn vì Nhật đã dự trữ dầu đủ dùng trong 2 năm, nhưng về lâu dài là bất lợi.

Tháng 9 năm 1941, Chính phủ Nhật thông qua quyết định phát động chiến tranh Thái Bình Dương.

Ngày 5 tháng 11 năm 1941, Nhật quyết định phải chuẩn bị chiến tranh với Mỹ, Anh và Hà Lan nếu trước ngày 1 tháng 12 năm 1941 các yêu cầu của Nhật không được đáp ứng. Các yêu cầu Nhật nêu ra trong cuộc đàm phán với Mỹ từ tháng 4 năm 1941:

  • Để Nhật chiếm Trung Quốc và Đông Nam Á
  • Mỹ và Anh không được tăng cường lực lượng trong vùng châu Á - Thái Bình Dương
  • Mỹ bán cho Nhật các thứ hàng Nhật cần.

Rõ ràng, Mỹ không thể đồng ý với các yêu cầu đó. Vì vậy ngày 1 tháng 12, Nội các Nhật chính thức quyết định khai chiến với Mỹ, Anh, Hà Lan. Thật ra, ngay từ ngày 26 tháng 11, một hạm đội hùng hậu đã bí mật rời Nhật Bản tiến về Trân Châu Cảng (cách Nhật 6000 km, cách bờ biển phía Tây nước Mỹ 3000 km).

Hải quân Đế quốc Nhật Bản đã bất ngờ tấn công Trân Châu Cảng ở Oahu, Hawaii sáng ngày 7 tháng 12 năm 1941. Lực lượng gồm 6 tàu sân bay, 2 thiết giáp hạm, 3 tàu tuần dương, 11 tàu khu trục, 3 tàu ngầm cùng 423 máy bay hải quân, ngoài ra còn 27 tàu ngầm đi trước trinh sát. Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Hoa Kỳ và các lực lượng Không lực Hoa Kỳ và Thủy quân lục chiến bảo vệ đã chịu thất bại nặng nề. Mục đích đầu tiên của cuộc tấn công là nhằm vô hiệu hóa Hoa Kỳ đủ lâu để Nhật Bản có thể thiết lập đế quốc Đông Nam Á đã được trù tính từ lâu và tạo ra vùng đệm phòng thủ. Dư luận Mỹ coi cuộc tấn công của Nhật là một hành động xảo trá và đã đồng lòng chống lại đế quốc Nhật, dẫn tới việc Hoa Kỳ tham chiến cùng phe Đồng Minh trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đế_quốc_Nhật_Bản http://www.dutcheastindies.webs.com/index.html http://www.dutcheastindies.webs.com/nagumo.html http://cidc.library.cornell.edu/dof/japan/japan.ht... http://filebox.vt.edu/users/jearnol2/MeijiRestorat... http://www.ndl.go.jp/constitution/e/etc/history05.... //www.jstor.org/stable/1025496 http://www.worldcat.org/title/making-of-modern-jap... http://www.worldcat.org/wcpa/oclc/46731178 https://www.youtube.com/watch?v=6_zgYqi6GRo https://archive.org/details/makingofmodernja00jans